Kỹ thuật trồng hoa Hải đường đúng cách và năng suất cao

Kỹ thuật trồng hoa Hải đường đúng cách và năng suất cao

Hải đường là loài hoa mang ý nghĩa về sự sum vầy, đoàn viên, giàu có và sung túc. Ngoài ra, hoa Hải đường còn được cho là giúp mang lại may mắn, tài lộc và bình an. Vì thế rất nhiều gia đình lựa chọn trồng hoa Hải đường và chưng hoa Hải đường vào các dịp Lễ Tết. Sau đây, iklaners.org sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ thuật trồng hoa Hải đường đúng cách.

Đặc điểm của hoa Hải đường

Đặc điểm của hoa Hải đường

Cây hoa Hải đường còn được biết đến với tên gọi là Chè nội, Hoắc hương núi. Đây là loài cây bắt nguồn từ Trung Quốc, có tên khoa học là Malus spectabilis Borkh thuộc họ chè – Theaceae. Chúng được nhân giống rộng rãi và có mặt ở Việt Nam từ lâu đời và được nhiều người yêu thích. Có rất nhiều loại hoa Hải đường khác nhau, ở Việt Nam thì phổ biến hoa Hải đường đỏ, Hải đường vàng và Hải đường trắng.

Hoa hải đường là loài cây thân gỗ, thường mọc thành dạng bụi và có chiều cao trung bình khoảng 3m. Cây có nhiều nhánh, dài và rất xum xuê. Lá của cây hoa Hải đường dài khoảng 10cm đến 15cm và to khoảng 5cm đến 7cm. Lá mọc cách, bóng, nhẵn mịn, có màu xanh đậm và ở phần mép và có răng cưa nhỏ. Hoa Hải đường thường là hoa đơn, chúng có 1 đến 3 đóa hoa ở đầu cành. Cánh hoa Hải đường nhẵn mịn, xếp úp lên nhau và hiếm khi xòe rộng.

Cây hoa Hải đường có tốc độ sinh trưởng khá chậm và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát, ẩm, đất nhiều dưỡng chất, thoát nước tốt. Đây là loài cây ưa ánh sáng tán xạ, vì thế khi trồng cần phải chú ý đến yếu tố này. Thông thường, cây hoa Hải đường trưởng thành khoảng 18 tháng sẽ cho hoa. Tuy nhiên cây từ 3 đến 4 tuổi thì mới có hoa nhiều và đẹp. Cây Hải đường sẽ kết nụ vào đầu mùa thu, qua mua đông và nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán.

Kỹ thuật trồng hoa Hải đường

Kỹ thuật trồng hoa Hải đường

Chuẩn bị đất trồng hoa

Để trồng hoa cho năng suất cao thì điều đầu tiên chúng ta cần phải làm đó chính là chuẩn bị đất thật kỹ. Đất trồng hoa Hải đường phải được phơi khô và sào xới nhiều lần. Tốt nhất là sử dụng đất ở ruộng trồng lúa. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch để trồng cây. Tỉ lệ trộn hợp lý sẽ là 60% bùn phù sa và 40% rơm.

Nếu không có đất ruộng hay đất bùn phù sa thì bạn có thể dùng túi PE thay thếđể ươm cây. Sử dụng phân trùn quế, trấu hun, xơ dừa và đất sạch theo tỷ lệ là 3:2:2:3 để ươm hạt Hải đường tốt hơn. Để tăng độ dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng thêm phân NPK để trộn vào đất trồng.

Cách trồng hoa Hải đường

Hiện nay có ba phương pháp chính để trồng hoa Hải đường đó chính là gieo hạt, chiết cành cây và giâm cành. Khoảng cách trồng cây hoa Hải đường lý tưởng sẽ là 30cm x 30cm.

  • Đối với phương pháp gieo hạt, có thể tìm mua hạt giống hoặc chọn những hạt Hải đường già để gieo. Chúng ta khoanh bầu đất lại với kích thước khoảng một nắm tay. Ở giữa tạo một lỗ thủng bằng quả trứng sau đó chọc lỗ và cho hạt Hải đường vào để bầu đất xếp xít nhau. Thời điểm thích hợp để gieo hoa Hải đường là đầu năm, khi ấy đất đủ độ ẩm và khí hậu thích hợp để hạt nảy mầm nhanh chóng hơn.
  • Đối với phương pháp chiết cành, chúng ta chọn 1 cành Hải đường bánh tẻ, dùng dao lột vỏ ngoài và lau sạch nhựa cây. Sau đó dùng túi ni lông bó đất trộn với xơ dừa ở điểm đã lột vỏ. Chờ khoảng 45 ngày sau thì cành Hải đường sẽ ra rễ .
  • Đối với phương pháp giâm cành, cần chọn những cành cây khỏe mạnh, có tuổi ít nhất 2 năm. Cắt đoạn cành dài khoảng 14cm đến 18cm, tỉa bớt lá rồi cắm vào luống đất trồng. Cắm sâu khoảng 1 nửa cành, tưới nước và giữ ẩm. Sau khoảng 1 tháng cành sẽ ra rể, khi ấy có thể trồng Hải đường vào chậu.

Một số lưu ý khi trồng và chăm sóc hoa Hải đường

Chọn chậu trồng phù hợp

Chọn chậu trồng phù hợp

Hoa Hải đường là loài cây có rễ cọc, vì thế khi trồng chúng ta cần lựa chọn chậu sâu để tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Thông thường, chúng ta nên chọn chậu có chiều cao từ 30cm đến 50cm và đường kính khoảng từ 15cm đến 20cm là thích hợp nhất.

Nếu chọn chậu quá nông, rể chính của cây Hải đường sẽ khó phát triển. Từ đó dẫn đến cây còi cọc, chậm lớn, cho ít hoa,… Vì thế, bạn có thể tự do lựa chọn kiểu dáng và màu sắc chậu trồng hoa Hải đường theo sở thích nhưng cũng đừng quên lưu ý về chiều cao.

Làm mái che

Cây hoa Hải đường có khả thích hợp sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 15 độ C đến 25 độ C. Đây là loài cây ưa bóng và ưa ánh sáng tán xạ. Đồng thời khả năng chịu nắng và nhiệt độ cao của cây hoa Hải đường khá kém. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể trang bị các vật liệu lưới che nắng để giữ cho nhiệt độ luôn được ổn định

Khi trồng hoa Hải đường, kể từ khi gieo hạt cần phải lắp mái che để tránh nắng và sương muối. Đồng thời, mái che cũng giúp tạo được môi trường mát mẻ và ánh sáng tán xạ, giúp cho hoa Hải đường sinh trưởng và phát triển tốt, cho ra nhiều hoa đẹp.

Bón phân cho hoa Hải đường

Bón phân cho hoa Hải đường

Từ khi trồng cây hoa Hải đường cho đến khi cây cao từ 0,8m – 1m thì cách một tháng chúng ta sẽ tiến hành bón phân một lần. Khi cây trưởng thành có thể dùng nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt pha loãng với nước lã theo tỉ lệ 1:3, 1:4 để tưới đều. Sau khoảng 18 tháng thì Hải đường sẽ cho hoa. Khi bón phân cho hoa Hải đường cần chú ý không để cho nền đất sũng mà phải giữ cho đất cân bằng, không quá khô hay quá ẩm ướt để tránh thối rễ và rụng nụ hoa.

Nếu như trồng Hoa hải đường trên đất, thì chúng ta tiến hành đào rãnh hình vành khăn ở ngoài chu vi bóng tán. Còn trong trường hợp bạn trồng trong chậu thì xới đất xung quanh riềm chậu. Sau đó bón hỗn hợp phân đa vi lượng cho cây theo tỉ lệ như sau: 30% – 40% phân hữu cơ đã hoai mục + 30% – 40% sa bồi non hoặc bùn khô đập vụn + 10% NPK vi sinh + xỉ than, vữa, vôi tán nhỏ và trộn đều. Bạn cần lưu ý phân NPK dùng cho cây cảnh cần phải có hàm lượng N dưới 10%.

Tỉa lá

Để giúp cho cây Hải đường phát triển tốt, cần chú ý cắt tỉa lá thường xuyên. Đối với những cành khuất tán, cành tăm, cành nhiễm sâu bệnh cần phải được tỉa bỏ. Điều đó giúp cho cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi các cành chủ lộ sáng và dự trữ được nhiều dưỡng chất hơn để nuôi cơ quan sinh sản. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ được nơi thường ẩn nấp của dịch hại gây bệnh cho cây.

Tỉa cành đúng cách còn giúp cho cây hoa Hải đường nhanh ra hoa. Để hoa Hải đường nở vào đúng dịp tết, vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch cần phải bắt đầu tuốt lá ở gốc, chỉ để lại một số lá ban ở ½ từ cành trở lên ngọn. Tỉa bớt cành để cây cho nhiều hoa to đồng thời tạo dáng và thế cho cây. Nếu trồng hoa Hải đường trong chậu dạng bonsai thì khi tỉa cành cho cây nên hạ thấp trọng tâm, giảm diện cản gió mưa để giúp cho cây được vững vàng hơn.

Phòng ngừa sâu bệnh cho hoa

Để phòng ngừa sâu bệnh gây hại cho cây hoa Hải đường, chúng ta có thể hòa tan vôi tôi vào nước để quét vào gốc cây. Điều này có tác dụng tiêu diệt và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nhất là sâu đục thân. Đồng thời nó còn giúp làm tăng độ phản xạ ánh sáng, giúp cho cây hoa Hải đường quang hợp tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng lưới chắn côn trùng để bảo vệ cho cây hoa Hải đường. Nó có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại công trùng gây hại cho cây như ruồi vàng, ong, rầy, bọ… Đồng thời cũng góp phần tạo môi trường tốt cho cây phát triển, cản gió và hạn chế ánh nắng trực tiếp.

Không chỉ côn trùng là tác nhân đem đến các loại bệnh vặt cho cây, bên cạnh đó, các loại cỏ dại cũng là nguyên nhân quan trọng không kém khiến cho hoa hải đường phát triển không tốt. Để giảm thiểu tình trạng này, nhiều bà con nông dân hiện này đã áp dụng công nghệ sử dụng bạt phủ đất chống cỏ trong việc bảo vệ cây hoa hải đường. Loại vật liệu này nghe tên có vẻ lạ nhưng nó khá phổ biến ở rất nhiều các địa chỉ bán lưới chính hãng hay các công ty chuyên cung cấp vật liệu nông nghiệp như Hsia Cheng,…

Hoa Hải đường rất được ưa chuộng để trưng bày trong gia đình Việt, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ về kỹ thuật trồng hoa Hải được và tự trồng được những chậu hoa thật đẹp.