2FA là gì? Tầm quan trọng của xác thực 2 bước

Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, hàng loạt các dịch vụ, ứng dụng ra đời phục vụ nhu cầu con ngoài từ online đến offline. Đây cũng chính là cơ hội để các tin tặc lợi dụng nhằm mục đích đánh cắp tài sản, thông tin cá nhân của người dùng gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Để đảm bảo độ bảo mật cao, tránh khỏi nguy cơ bị đăng nhập trái phép việc sử dụng phương thức xác thực 2 yếu tố là rất cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp bảo mật này qua bài viết của iklaners.org 2FA là gì? dưới đây nhé!

2FA là gì?

2FA tên đầy đủ là Two – Factor Authentication là một phương thức xác thực gồm 2 yếu tố hay còn được biết đến là phương pháp xác minh bảo mật 2 bước. 2FA là phương thức bảo mật rộng rãi được sử dụng hầu hết trên các trang mạng xã hội. Nếu trước kia, dữ liệu chỉ được bảo vệ qua 1 lớp tường mỏng, thì hiện nay thông tin người dùng sẽ được bảo mật qua 2 lớp vững chắc.

Xác thực 2 yếu tố nghĩa là việc thêm một bước xác minh tài khoản vào hoạt động đăng nhập thông thường của bạn. 2FA góp phần tăng cường bảo mật bằng cách khiến những kẻ xâm nhập khó có thể truy cập trái phép hơn. Xác thực 2 yếu tố được xem là một loại Multi – Factor authentication (MFA) – xác thực đa yếu tố.

Tất nhiên 2FA cũng cho phép các doanh nghiệp và tổ chức công cộng làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Cho phép các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ từ xa mà không cần lo ngại về bảo mật.

Vì sao nên sử dụng 2FA?

Vì sao nên sử dụng 2FA?

Hầu hết các tài khoản cá nhân hiện nay đều sử dụng phương thức xác thực một yếu tố đó là xác thực bằng mật khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp xác thực này lại không được đánh giá cao bởi độ an toàn kém và dễ bị tấn công. Chính vì vậy, phương thức xác thực hai yếu tố đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong việc bảo mật đăng nhập các tài khoản trực tuyến, nhằm mục đích:

  • 2FA được sử dụng để bảo mật thông tin đăng nhập và tài nguyên truy cập của người dùng.
  • Xác thực hai yếu tố bao gồm mật khẩu và mã thông báo bảo mật, mã vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt. Những yếu tố này đã bổ sung thêm một lớp bảo mật trong quá trình xác thực giúp tài khoản được bảo vệ nghiêm ngặt hơn.
  • 2FA được các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để kiểm soát quyền truy cập vào các hệ thống hay dữ liệu cá nhân của người dùng.

Ưu và nhược điểm của 2FA là gì?

2FA sử dụng 2 lớp bảo mật khiến quá trình đăng nhập trở nên khó khăn hơn, giúp bảo vệ tài khoản người dùng an toàn hơn. Từ đó, các tài khoản trực tuyến của bạn sẽ được tăng cường bảo mật, tránh bị hacker xâm nhập trái phép.

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của phương thức xác thực 2 yếu tố trong quá trình bảo mật tài khoản cá nhân:

Ưu điểm:

  • Tăng cường bảo mật cho tài khoản
  • Bảo vệ tài khoản cá nhân trong trường hợp người dùng bị mất mật khẩu hoặc bị đánh cắp.
  • Giải quyết các điểm yếu mà phương pháp xác thực một yếu tố không làm được.

Nhược điểm:

  • Thời gian đăng nhập lâu hơn, khi người dùng phải trải qua 2 yếu tố xác thực.
  • 2FA thường phụ thuộc vào các dịch vụ hoặc phần cứng do bên thứ ba cung cấp.
  • Việc bảo trì hệ thống 2FA liên tục làm ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng.

Tầm quan trọng của xác thực hai yếu tố 2FA là gì?

Tầm quan trọng của xác thực hai yếu tố 

Xác thực hai yếu tố là cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn khỏi những vụ tấn công mạng như phishing, giả mạo các trang đăng nhập và các các thức chiếm dụng tài khoản khác.

Thông thường, chúng ta thường sử dụng những cách bảo mật thông thường như cài đặt password. Trên thực tế, phương thức này lại được đánh giá là rất yếu khiến cho những thông tin các nhân như tên tuổi, ngày sinh, tài khoản ngân hàng,… dễ bị đánh cắp. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người cảm thấy khó khăn khi phải nhớ những mật khẩu phức tạp mang tính bảo mật cao.

Nếu chỉ vô tình bị đánh cắp mật khẩu email, nhưng yếu tố liên quan như password của các tài khoản online khác, thông tin cá nhân, thông tin thẻ tín dụng,… sẽ bị rò rỉ theo. Từ đó, ta có thể nhận ra rằng hầu hết các tài khoản trên mạng đều có liên kết chặt chẽ với nhau, việc hack được password một tài khoản có thể liên lụy tới nhiều tài khoản khác.

Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người lựa chọn sử dụng xác thực hai yếu tố. 2FA ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong vấn đề bảo mật thông tin. Ngày càng có nhiều công ty lựa chọn sử dụng bảo mật 2 lớp, đặc biệt là cho các nhân viên làm việc ở xa qua hệ thống đám mây.

Một số phương thức xác thực hai yếu tố phổ biến

2FA được sử dụng khá phổ biến với nhiều phương thức xác thực khác nhau đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, cụ thể như sau:

  • Thông báo đẩy: Người dùng sẽ nhận được thông báo đẩy qua một ứng dụng trên điện thoại di động hoặc thiết bị đeo điện tử mỗi lần đăng nhập. Thông báo này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về yêu cầu đăng nhập, địa chỉ, IP đăng nhập. Người dùng sẽ dựa vào đó để quyết định xem có nên xác nhận yêu cầu đăng nhập đó hay không.
  • Mã thông báo phần cứng: Phương thức này cho phép doanh nghiệp có thể cung cấp cho nhân viên mã thông báo phần cứng dưới dạng hệ thống mở khóa từ xa. Mã thông báo sẽ được tạo mới từ vài giây đến một phút.
  • Hardware Token: Người dùng có thể lấy mã OTP vào mỗi lần đăng nhập được gửi tới một thiết bị nào đó của bạn để truy cập tài khoản.
  • Code xác nhận qua SMS: Phương pháp này yêu cầu người dùng nhập mã xác nhận ngẫu nhiên được gửi đến điện thoại của mình qua SMS.
  • Gọi điện: Người dùng cần chờ cuộc gọi đến để nghe mã OTP hoặc bấm một nút bất kỳ để xác nhận đăng nhập.
  • Mã OTP qua ứng dụng: Bên cạnh SMS cũng có các ứng dụng tự động phát sinh mã OTP chẳng hạn như Google Authenticator. Ứng dụng sẽ gửi đến bạn một mã OTP phát sinh ngẫu nhiên để điền vào khi đăng nhập tầng bảo mật thứ hại.
  • Xác thực dựa trên giọng nói: Xác thực bằng giọng nói hoạt động tương tự thông báo đẩy chỉ khác ở việc danh tính của bạn sẽ được xác nhận thông qua cơ chế tự động hóa. Giọng nói sẽ yêu cầu người dùng nhấn một phím hoặc nêu tên của bạn để nhận dạng danh tính khi đăng nhập.

Những tài khoản nào nên sử dụng xác thực 2 yếu tố?

Những tài khoản nào nên sử dụng xác thực 2 yếu tố?

2FA được đánh giá là phương thức bảo mật 2 lớp lý tưởng nhất cho tất cả các tài khoản cá nhân từ online đến offline. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn nếu bạn dùng phương thức xác thực này cho tất cả các tài khoản của mình. Để thuận tiện hơn cho việc bảo mật và đăng nhập, một số tài khoản được khuyên dùng xác thực 2 yếu tố đó là:

  • Tài khoản email, tài khoản mạng xã hội
  • Tài khoản Internet banking
  • Tài khoản thanh toán và thẻ tín dụng
  • Tài khoản shopping online
  • Tài khoản game
  • Tài khoản lưu trữ thông tin trên các nền tảng đám mây như Dropbox, Google Drive,…

Sự xuất hiện của các tài khoản online giúp con người tiếp cận với nhiều phương thức giao dịch đa dạng. Tuy nhiên, nếu không được bảo mật chặt chẽ, nguy cơ bị đánh cắp thông tin từ hacker là rất cao, gây ra hậu quả và tổn thất nặng nề cho người dùng. Chính vì vậy, hiểu được 2FA là gì và sử dụng 2FA sẽ giúp bạn nâng cấp và bảo mật tài khoản của mình tốt hơn, an toàn hơn rất nhiều.