công nghệ xử lý nước thải

Top 5 Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp Được Ứng Dụng Phổ Biến Hiện Nay

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước thải từ hoạt động công nghiệp đang trở nên cấp bách, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các khu dân cư lớn và các địa điểm gần các nhà máy sản xuất, do thiếu hệ thống xử lý hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Iklaners tìm hiểu về một số công nghệ tiên tiến được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp trên toàn cầu. Các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp này được sử dụng rộng rãi để góp phần giảm sự ô nhiễm môi trường.

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp AO

Công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp AO là một công nghệ sinh học yếm khí – thiếu khí – hiếu khí. Công nghệ này tận dụng hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải để xử lý và chuyển hóa các chất ô nhiễm.

Đặc điểm của công nghệ AO:

  • Quá trình xử lý gồm: Yếm khí (A) xử lý tải lượng COD, BOD, phốt pho cao; thiếu khí (A) xử lý nitơ và một lượng nhỏ COD, BOD; hiếu khí (O) xử lý phần BOD còn lại và chuyển hóa nitơ.
  • Tùy thuộc vào tính chất của nước thải, có thể sử dụng 1, 2 hoặc cả 3 bước xử lý.

Ưu điểm của công nghệ AO:

  • Là công nghệ truyền thống, phổ biến, dễ vận hành và có thể tự động hóa.
  • Hiệu quả trong việc xử lý BOD, COD, nitơ và phốt pho.
  • Hạn chế bùn thải, có thể xử lý nước thải có tải lượng hữu cơ cao.

Nhược điểm của công nghệ AO:

  • Nhạy cảm với nhiệt độ, pH, SS, kim loại nặng và các chất độc khác do sử dụng vi sinh vật sống.
  • Có yêu cầu diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.
  • Công nghệ xử lý AO thường được sử dụng cho nước thải có hàm lượng nitơ cao, BOD và COD ở mức trung bình, phù hợp với các công trình có công suất từ nhỏ đến lớn.

công nghệ ao

Xem thêm: Lợi ích khi lắp đặt lưới nông nghiệp – Tiêu chí chọn mua lưới phù hợp

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Công nghệ xử lý nước thải với phương pháp hóa lý dựa vào các phản ứng hóa học và quá trình lý hóa diễn ra giữa chất ô nhiễm và hóa chất phản ứng. Các phản ứng gồm oxy hóa khử, tạo chất kết tủa & phân hủy các chất độc hại, sẽ được tiến hành thông qua những phương pháp như oxy hóa, trung hòa & keo tụ.

Đặc điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý:

  • Trong quá trình này, nước thải sẽ trải qua các bể chứa như bể keo tụ, bể lắng và bể tuyển nổi để xử lý từng phần.
  • Bể keo tụ: Nước thải phản ứng với hóa chất keo tụ để tạo bông cặn lớn, sau đó được tách ra khỏi nước.
  • Bể lắng: Các bông cặn được tách ra khỏi nước thông qua nguyên lý lắng trọng lực.
  • Bể tuyển nổi: Nước thải được chuyển đến bể này để tách và loại bỏ chất rắn hòa tan.

Ưu điểm của công nghệ xử lý hóa lý:

  • Loại bỏ một lượng lớn chất rắn lơ lửng, nitơ, phốt pho, kim loại nặng và vi sinh vật khỏi nước thải.
  • Có thể xử lý các chất ô nhiễm dạng keo kích thước nhỏ trong nước thải.

Nhược điểm:

  • Tạo ra nhiều cặn bã cần xử lý và tiêu tốn nhiều hóa chất.
  • Yêu cầu việc xử lý lượng bùn lớn hơn.

Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

Áp dụng công nghệ xử lý hóa lý trong các trường hợp:

  • Trước hay sau khi quá trình xử lý sinh học.
  • Cho nước thải công nghiệp chứa nhiều chất ô nhiễm vô cơ, chất trơ mà quá trình xử lý sinh học không thể loại bỏ.
  • Phù hợp cho các hệ thống có công suất từ nhỏ đến lớn.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa Hải đường đúng cách và năng suất cao

Công nghệ xử lý nước thải sinh học với giá thể di động MBBR

Công nghệ xử lý nước thải sinh học với giá thể di động MBBR là một phương pháp xử lý nước thải sử dụng quá trình sinh học với hệ thống giá thể di động. MBBR là viết tắt của Moving Bed Biofilm Reactor, được dịch sang tiếng Việt là “Bể Lọc Sinh Học di động”. Đây là một công nghệ sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ bằng cách bổ sung giá thể di động.

công nghệ mbbr

Trong hệ thống MBBR, vi sinh vật (như vi khuẩn và vi rút) được phát triển trên bề mặt của các viên chất mang màu trắng, di động trong bể xử lý. Các vi sinh vật này giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn. Quá trình này diễn ra trong một môi trường oxy hóa có sẵn.

  • Ưu điểm: Diện tích xây dựng & thời gian lưu nước sẽ ít hơn so với công nghệ AO truyền thống.
  • Nhược điểm: Chi phí phát sinh từ việc sử dụng giá thể và bảo trì thường xuyên.
  • Áp dụng: Thường được áp dụng cho các loại nước thải chứa chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy sinh học.

Xem thêm: Top 7 Website Luyện Thi IELTS Online Hay Và Hiệu Quả Nhất 2024

Công nghệ xử lý nước thải sinh học màng MBR

Công nghệ xử lý sinh học màng MBR kết hợp công nghệ vi sinh nước thải với việc sử dụng bể lắng bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank và màng MBR.

Trong bể Aerotank, khí được cung cấp liên tục để duy trì sự sống và tăng trưởng của vi sinh vật, giúp xử lý các chất hữu cơ. Bùn và các chất hữu cơ được tạo ra trong quá trình này được giữ lại thông qua cơ chế màng sinh học.

Ưu điểm:

  • Sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ và kết hợp với màng lọc vật lý.
  • Nước đầu ra có chất lượng tốt hơn so với các công nghệ khác, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về khả năng loại bỏ chất rắn lơ lửng và vi sinh vật.
  • Nước sau xử lý qua công nghệ có thể tái sử dụng.
  • Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế dưới dạng module hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn.
  • Thân màng được phủ lớp polymer giúp hạn chế hư hỏng khi sử dụng chlorine để tẩy rửa.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng, chi phí điện năng và còn tạo ra ít bùn dư.
  • Bảo trì và bảo dưỡng dễ dàng.

Nhược điểm:Có nguy cơ bị tắc màng nếu sử dụng trong thời gian dài, và chi phí để thay mới màng khá cao.

công nghệ mbr

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh học màng MBR:

  • Sử dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị và công nghiệp ở một số ngành công nghiệp.
  • Cải thiện chất lượng của nước sau quá trình xử lý.
  • Lắp đặt tại các công trình có diện tích nhỏ, công suất trung bình và có nhu cầu tái sử dụng nước thải.

Xem thêm: Top 5+ Shop Vape Pod Hà Nội Uy Tín Đáng Mua Nhất Hiện Nay

Công nghệ xử lý sinh học theo mẻ SBR/ ASBR

Đây là công nghệ xử lý nước thải sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ, toàn bộ quá trình diễn ra trong một bể duy nhất và nước thải được xử lý theo từng mẻ.

Ưu điểm:

  • Công nghệ này hoạt động tự động dựa trên hệ thống vận hành tự động.
  • Giảm thiểu sự sử dụng thiết bị trong bể lắng và không cần tuần hoàn bùn.

Nhược điểm:

  • Công nghệ này yêu cầu bể mở nên không phù hợp với các công trình yêu cầu làm chìm toàn bộ.
  • Đòi hỏi mức tự động hóa cao nên khi có sự cố xảy ra có thể gây khó khăn trong việc vận hành thủ công.

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải công nghiệp SBR/ ASBR phù hợp với các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, khu đô thị và khu công nghiệp có quy mô lớn.

công nghệ sbr

Nếu bạn đang tìm công ty về dịch vụ môi trường thì PolyGreen là lựa chọn hoàn hảo. PolyGreen cung cấp các dịch vụ thi công, lắp đặt và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải công nghiệp hay nước thải dân dụng. Công ty đảm bảo tuân thủ tất cả tiêu chuẩn và quy định về môi trường.

PolyGreen cam kết đem lại những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất đồng thời hỗ trợ tư vấn giấy phép xả thải vào nguồn nước, phí cấp giấy phép môi trường,… chuyên nghiệp.

Như vậy bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt hiện nay. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ sử dụng loại công nghệ mà bạn sẽ lựa chọn loại công nghệ phù hợp. Chúc bạn thành công.